NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG ỐNG VẬN CHUYỂN BẰNG KHÍ NÉN
Hãy tưởng tượng vào một ngày hè nóng nực, bạn đang nằm thư giãn trên sân thượng với một cốc nước lạnh và một cái ống hút…Bạn bắt đầu hút ở đầu ống hút và một chân không trong ống hút đã được tạo ra. Chất lỏng trong cốc thủy tinh sẽ được hút vào ống hút nhờ áp suất chân không này. Và khi bạn bắt đầu thổi nhè nhẹ vào ống hút, mực nước trong ống hút sẽ giảm xuống. Đó là nguyên lý làm việc của ống khí nén.

Bước 1: Bộ thổi thổi khí (máy nén khí)
Hộp ống đựng mẫu gọi là carrier sẽ có kích thước vừa khít với kích thước đường ống. Khi carrier được lắp vào trạm, tại đây có bộ thổi sẽ thổi khí, tạo ra một áp lực bên trong ống và đẩy carrier ra xa.

Bước 2: Khi bộ thổi hút khí và tạo ra một chân không trong ống, carrier sẽ di chuyển trở lại về hướng của bộ thổi. Bằng cách hút và thổi này, sẽ làm carrier di chuyển trong các ống vận chuyển.

Bước 3:
Làm thể nào để bộ xử lý trung tâm biết được khi nào carrier được chuyển đến trạm?
- Chúng ta có công tắc giúp phát hiện sự hiện diện carrier bên trong ống
- Khi carrier đến trạm, công tắc sẽ phát hiện carrier có bên trong ống, và đưa tín hiệu về bộ xử lý trung tâm để tắt máy thổi.
- Carrier có thể di chuyển qua lại và bộ thổi có thể tự động tắt mở. Đó là nguyên lý cơ bản của hệ thống ống vận chuyển bằng khí nén.
Nhưng khi bộ thổi bị tắt đi, carrier vẫn không thể dừng ngay lập tức mà vẫn còn có một tốc độ khá đáng kể, làm một cú va chạm mạnh tại cuối đường ống. Điều này tất nhiên là không tốt cho carrier cũng như cho mẫu vật bên trong.
Để giải quyết vấn đề này, chúng ta sẽ cần sử dụng đến một cái phanh khí nén.
Hệ thống phanh khí nén (Bước 4 và 5)

Bước 4:
Một hệ thống phanh khí nén bao gồm 2 ống dẫn và 2 van khí. Nếu một van mở ra thì van kia sẽ tự động đóng lại. Áp lực của máy thổi khí sẽ làm sự tự động đóng mở của 2 van này, mà không cần đến bộ kiểm soát nào khác.
Van được đặt tại nơi mà khi carrier bị hút về hướng của máy thổi, luồng khí sẽ đi xuyên qua ống vòng phía trên.

Bước 5:
Lúc này, carrier sẽ đi ngang qua công tắc ống, công tắc phát hiện và làm cho máy thổi tắt đi. Carrier sẽ bị chặn lại bởi lớp không khí đệm trong ống nhờ van đóng. Phần khí còn lại sẽ chạy xuyên qua ống vòng phía trên, và không tác động đến carrier nữa.
Độ dài của ống vòng càng tăng thì carrier sẽ đáp về nhẹ nhàng hơn.

Bước 6:
- Máy thổi sẽ thổi, và vị trí của van lúc này sẽ thay đổi. Van ống chính mở ra, van ống vòng đóng lại, luồng khí sẽ thổi carrier đến trạm đến.
- Tại trạm đến, carrier cũng sẽ được phát hiện bởi một công tắc ống với cách thức hoạt động tương tự như ở trên, và cũng có hệ thống phanh khí để làm chậm carrier chậm lại.
Một thành phần khác của hệ thống ống vận chuyển khí nén nữa là bộ điều hướng. Bộ điều hướng giúp di chuyển carrier từ đường ống này sang đường ống khác. Bằng cách này chúng ta có thể kết nối nhiều trạm cho một hệ thống. Lại một lần nữa, công tắc ống được dùng để phát hiện carrier nằm ở nơi nào, trước hay sau bộ điều hướng.
Bình thường thì chỉ có một carrier bên trong một ống, nhưng nếu do lỗi ký thuật gì đó mà làm cho trong 1 ống có hai carrier trong đó. Các carrier không thể va chạm vì cả hai đều chịu cùng một hướng lực giống nhau.
Leave a Reply